Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn để mau hồi phục.

 Đăng bởi: Quản Trị Web 28/09/2024

Trong các xương ở vùng vai thì gãy xương đòn là trường hợp phổ biến nhất và thường do những tác động mạnh từ ngoại lực. Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị thì tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc hồi phục. Vậy nằm như thế nào mới đúng chuẩn khi bị gãy xương đòn?

1. Thông tin cơ bản về gãy xương đòn

Xương đòn là phần nối giữa bả vai với cánh tay, nằm ở giữa lồng ngực. Xung quanh xương đòn có chứa rất nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tuy nhiên, một điều ít ai biết là khi bị chấn thương hoặc thậm chí là gãy xương đòn thì hệ mạch máu dây thần kinh xung quanh khu vực này cũng ít bị tác động.

*Nguyên nhân gãy xương đòn
Gãy xương đòn có thể do:

● Chấn thương do tai nạn, va đập.

● Mang vác vật quá nặng.

● Vận động hoặc chơi thể thao quá sức hoặc sai tư thế.

● Té, ngã có chống tay.

Một số ít trường hợp gãy xương đòn có đi kèm với vết thương hở.

*Biểu hiện
Khi bị gãy xương đòn, người bệnh thường có những triệu chứng sau:

● Khu vực bị gãy, vùng da có hiện tượng gồ lên.

● Đau đớn, sưng tấy ở phần xương đòn bị gãy.

● Nghe thấy âm thanh bất thường bên trong.

● Khả năng cử động, thực hiện động tác của khớp vai giảm hoặc mất hẳn.

Thông qua các triệu chứng lâm sàng ở trên, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X - quang thẳng nghiêng xương đòn nhằm xác định chính xác tình trạng là gãy, nứt hay di lệch để từ đó lên phương án điều trị thích hợp. Một số trường hợp, bệnh nhân cần chụp CT để có kết quả hình ảnh cụ thể và chi tiết hơn. Ngoài ra, tùy trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các kiểm tra khác để đi đến chẩn đoán khẳng định.

2. Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn

Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn không chỉ giúp hỗ trợ bệnh nhân hồi phục nhanh, giảm đau mà còn phòng ngừa được những rủi ro có thể xảy ra. Một số tư thế ngủ khi bị gãy xương đòn đúng chuẩn theo hướng dẫn của chuyên gia mà bạn có thể tham khảo là:

*Nằm ngửa
Đối với bệnh nhân bị gãy xương đòn thì ngủ với tư thế nằm ngửa được đánh giá là tốt nhất bởi lúc này, trọng lực của cơ thể sẽ được phân bố đều, hạn chế áp lực lên vùng xương đòn bị gãy. Ngoài ra, nằm ngửa còn có tác dụng duy trì trạng thái tự nhiên của cột sống lưng và cổ. Khi nằm ngửa, bệnh nhân cần chú ý:

● Kê một cái gối nhỏ hoặc khăn mềm cuộn tròn ở dưới bả vai để hạn chế áp lực ở vùng xung quanh xương đòn bị gãy, điều này giúp cải thiện các cơn đau, bệnh nhân có thể dễ ngủ hơn.

● Kê một chiếc gối nhỏ ở đầu gối và lưng để duy trì tư thế chuẩn của cột sống, giảm các vấn đề ở lưng.

● Không nằm gối quá cao hoặc quá thấp.

*Nằm nghiêng
Ngoài tư thế nằm ngửa thì bệnh nhân gãy xương đòn có thể nằm nghiêng người về phía không bị gãy xương đòn. Lúc này, phần xương đòn gãy sẽ được hướng lên trên, áp lực sẽ dồn về phần xương lành nên không gây đau nhức hoặc cản trở quá trình lưu thông của máu khiến vết thương lâu lành.

3. Những lưu ý đối với người bị gãy xương đòn

Ngoài thay đổi tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn, bệnh nhân còn cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:

*Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình lành vết thương. Những thực phẩm nên và không nên ăn với bệnh nhân gãy xương đòn là:

● Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Canxi, Magie, Kẽm như các loại hải sản, phô mai, sữa, ngũ cốc,…

● Để thúc đẩy quá trình tái tạo xương thì nên bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin B như thịt bò, thịt gà, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa,…

● Thành phần vitamin và chất khoáng, đặc biệt là Acid Folic có trong rau xanh, trái cây tươi giúp tăng sức đề kháng và tăng độ chắc khỏe cho xương.

● Không ăn các loại thực phẩm cây nóng, nhiều dầu mỡ và kiêng các chất kích thích, rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… để tránh tình trạng làm giảm hấp thụ Canxi vào xương.

*Các lưu ý khác
Để đảm bảo sức khỏe và tránh tình trạng vết thương không lành mà trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân gãy xương đòn cần lưu ý:

● Có thể sử dụng các loại gối đặc biệt để kê như gối chữ U, gối hỗ trợ cổ, gối chêm hoặc gối ôm dài sử dụng khi nằm nghiêng.

● Bệnh nhân không nên vận động quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Theo khuyến cáo của bác sĩ thì sau 2 - 3 tháng kể từ thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân mới bắt đầu thực hiện các vận động với cường độ nhẹ.

● Thông thường, xương cần thời gian từ 3 - 6 tháng để lành hoàn toàn tùy theo từng cơ địa. Trong thời gian này, bệnh nhân không nâng, cầm, xách vật nặng hoặc hoạt động cánh tay quá sức khiến vết thương không lành hay thậm chí là bị nặng hơn. 

● Bệnh nhân bị gãy xương đòn cần đeo đai số 8 trong thời gian từ 4 - 8 tuần và bó bột để cố định xương đòn.

● Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có bất kỳ triệu chứng nào không bình thường để kiểm tra tình trạng vết thương và mức độ liền của xương.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của BNC

Giải pháp cho bạn : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe

Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền côn nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.

 



Bi-Jcare Max có tác dụng gì ?

- Bổ sung Canxi giúp xương chắc khỏe

- Tái tạo sụn khớp: trị thoái hóa, thoát vị, viêm khớp mãn tính, viêm đa khớp,...

- Tái tạo dịch nhờn, trị khô khớp, cứng khớp, gai xương khớp

- Trị đau nhức mỏi, tê bì chân tay, vai gáy

- Tăng sức bền cơ gân sụn khớp

- Giảm đau cấp và mãn tinh

- Tăng độ bền, dẻo dai cho xương khớp

 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0978 307 072
 
nguon:bnc.medipharm.vn, suckhoedoisong.com, medlatec.com...
0978307072