Bệnh trĩ huyết khối gây những nguy hiểm gì cho người bệnh?

 Đăng bởi: My Hoàng 20/02/2023
 Bệnh trĩ huyết khối mặc dù không được coi là nguy hiểm nhưng có thể gây đau đớn và khiến cho các hoạt động hàng ngày của người bệnh không được thoải mái. Vậy trĩ huyết khối là gì? Có nguy hiểm không? Hẳn là những thắc mắc và lo lắng của rất nhiều người. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về trĩ huyết khối.
 

I. Bệnh trĩ huyết khối có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh trĩ huyết khối có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như:

• Hình thành cục máu đông: Máu đông được hình thành khi trĩ huyết khối di chuyển trở lại tuần hoàn máu. Điều này có thể gây cản trở lưu thông máu và một số vấn đề sức khỏe khác.

• Hoại tử búi trĩ: Hoại tử xảy ra khi búi trĩ có kích thước to, gây cản trở sự lưu thông máu, cắt lượng máu lưu thông đến búi trĩ và dẫn đến hoại tử.

• Nhiễm khuẩn huyết: Nhiễm khuẩn huyết hay ngộ độc máu, xảy ra khi vi khuẩn từ hậu môn, búi trĩ xâm nhập và phát triển trong máu. Các dấu hiệu bao gồm thường xuyên khó thở, đánh trống ngực, đau dạ dày, sốt cao, khó thở và buồn nôn.

- Các biến chứng khác bao gồm mất máu và nhiễm trùng nghiêm trọng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu hình thành cục máu đông bên trong búi trĩ, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

II. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ huyết khối

1. Trĩ ngoại huyết khối

Trĩ ngoại huyết khối là dạng trĩ huyết khối phổ biến nhất. Búi trĩ nằm ở bên ngoài đường lược, có thể quan sát bằng mắt thường. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết trĩ ngoại thông qua một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

 
• Chảy máu do tổn thương mô da và các mạch máu.

Đau đớn dữ dội, đặc biệt là khi búi trĩ bị va chạm, ma sát.

• Ngứa hậu môn thường xảy ra khi búi trĩ gây tắc nghẽn lưu thông máu ở hậu môn, dẫn đến ngứa ngáy dữ dội;

• Đau đớn khi đi đại tiện, đặc biệt là khi phân khô cứng gây va chạm và ma sát vào búi trĩ. Trong các trường hợp người bệnh bị táo bón, cần dùng sức rặn khi đi ngoài, điều này có thể gây tổn thương hoặc vỡ búi trĩ.

Ngoài ra, búi trĩ ngoại huyết khối có thể dẫn đến nhiễm trùng và áp xe hậu môn trong một số trường hợp. Nếu bị nhiễm trùng, người bệnh có thể bị sốt hoặc mệt mỏi.

2. Bệnh trĩ nội huyết khối

So với trĩ ngoại huyết khối, trĩ nội huyết khối không phổ biến. Búi trĩ nằm ở trên đường lược, do đó người bệnh thường không thể nhìn thấy hoặc sờ được búi trĩ. Tuy nhiên, trĩ nội huyết khối có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như:

• Không đau hoặc ít đau, do búi trĩ nằm bên trên đường lược, thường không có nhiều dây thần kinh cảm giác;

• Thường xuyên đi ngoài ra máu, máu có thể xuất hiện dưới dạng nhỏ giọt hoặc cục máu đông;

• Chảy máu từ trực tràng khi búi trĩ bị vỡ, lượng máu có thể thấm ướt giấy vệ sinh hoặc bắn thành tia trong các trường hợp nghiêm trọng;

• Người bệnh có dấu hiệu thiếu máu mãn tính, chẳng hạn như tụt huyết áp, mệt mỏi thường xuyên, choáng váng hoặc suy giảm trí nhớ;

• Có cảm giác vướng ở trực tràng;

• Rò rỉ phân, xảy ra các búi trĩ gây áp lực khiến cơ thắt hậu môn trở nên yếu và mất kiểm soát;

• Nóng rát, ngứa ngáy, viêm sưng ở trực tràng, hậu môn;

• Sa búi trĩ, thường xảy ra ở giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này búi trĩ thường gây đau đớn dữ dội và có thể sờ thấy bằng tay.

III. Nguyên nhân gây bệnh trĩ huyết khối

• Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính: Tiêu chảy hoặc táo bón trong thời gian dài có thể khiến thành tĩnh mạch bị tổn thương, dẫn đến áp lực lên xương chậu, hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.
• Ít vận động: Người có tính chất công việc ngồi nhiều, chẳng hạn như lái xe, nhân viên văn phòng, có thể gây áp lực lên hậu môn – trực tràng, dẫn đến cản trở lưu lượng máu lưu thông và dẫn đến bệnh trĩ.
• Căng thẳng khi đi đại tiện: Căng thẳng khi đi đại tiện có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát phân và các mạch máu ở hậu môn, dẫn đến hình thành búi trĩ huyết khối.
• Chế độ ăn uống ít chất xơ: Chất xơ là hoạt chất cần thiết để tăng trọng lượng phân, giúp phân mềm và giảm táo bón. Do đó, thiếu chất xơ có thể dẫn đến táo bón, tổn thương thành mạch và hình thành các búi trĩ huyết khối.

 

 

• Béo phì: Béo phì có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng và dẫn đến hình thành các búi trĩ.
• Mang thai và sinh con: Sự thay đổi của tử cung và nồng độ hormone trong thai kỳ có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Điều này khiến lưu lượng máu khó lưu thông và tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ huyết khối.
• Bệnh lý đường tiêu hóa: Có một số bệnh lý đường tiêu hóa, chẳng hạn như viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, có thể làm tăng nguy cơ hình thành búi trĩ huyết khối.
• Tuổi cao: Ở người cao tuổi, các tĩnh mạch ở hậu môn có xu hướng trượt xuống dưới và hệ thống tiêu hóa cũng hoạt động kém chất lượng lơn. Do đó, chỉ cần một lực tác động nhẹ cũng có thể khiến tĩnh mạch hậu môn bị tổn thương, viêm, sưng và hình thành các búi trĩ.

>>> Xem thêm: Các phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ như nào? 

V. Biện pháp điều trị bệnh trĩ huyết khối

1. Tự chăm sóc tại nhà

• Làm mềm phân, chẳng hạn như uống nhiều nước và thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ.

• Tránh rặn khi đi đại tiện, thay vào đó người bệnh có thể nghiêng người về trước, thư giãn và hít thở chậm để phân tự đi ra khỏi cơ thể.
• Ngâm hậu môn trong bồn tắm từ 10 – 15 phút mỗi lần, 2 – 3 lần mỗi ngày để làm dịu hậu môn và cải thiện cơn đau. Sau khi ngâm, nhẹ nhàng vỗ hậu môn, không chà xát vùng da để tránh kích ứng.
• Chườm đá hoặc khăn lạnh lên khu vực đau để giảm đau và chống viêm tại chỗ.
• Bôi kem hoặc thuốc mỡ không kê đơn để giảm đau, làm mềm da và giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn.
• Mặc quần áo thoải mái để tránh gây va chạm hoặc cọ xát lên búi trĩ.
• Tập thể dục nhẹ nhàng để hỗ trợ lưu thông máu, tuy nhiên người bệnh nên tránh các bài tập tác động cao hoặc mang vác nặng.
• Hạn chế quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ thông qua đường hậu môn;
• Uống nhiều nước vào buổi sáng để kích thích nhu động ruột và duy trì thói quen đi đại tiện lành mạnh.
• Không trì hoãn nhu cầu đi đại tiện, điều này có thể khiến phân cứng, táo bón và khiến các triệu chứng
trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Mách bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
 

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận của bạn:
0978307072